Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Linh hồn có thực sự tồn tại hay không?

Cho đến nay, nhiều người vẫn cho là có sự tồn tại của linh hồn và khi con người chết đi, nhưng phần hồn thì vẫn tồn tại. Có hay không có linh hồn? Nếu có thì nó ở dạng thức nào, nó vô hình hay hữu hình? Rất nhiều nhà khoa học đã vào cuộc và đã có rất nhiều nghiên cứu thú vị về vấn đề này.

Bí ẩn về cái chết luôn luôn là nỗi ám ảnh của con người. Từ rất xa xưa, người ta đã muốn khám phá thế giới của con người sau khi chết. Thế nhưng trước đây, đi vào lĩnh vực ấy, chủ yếu chỉ có hai con đường: triết học và tôn giáo. Từ thế kỷ XVI đến nay, vấn đề được xét dưới một khía cạnh mới mang sắc thái sinh lý, sinh vật và y học. Từ hơn 100 năm trước, những hiện tượng tâm linh được nhìn dưới góc độ khoa học. Loại nghiên cứu này được gọi là tâm linh học với nhiều tổ chức như Hội điều tra tâm linh của Đại học Cambride thành lập từ thập nhiên 1850. Gần đây, tên gọi tâm linh học được thay thế bằng siêu tâm lý học (Parapsychology). Một trong những vấn đề được ngành siêu tâm lý học quan tâm là những kinh nghiệm kỳ lạ thoát ly thân xác và thể nghiệm cận kề cái chết. Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.


Các quan niệm về linh hồn

Đầu tiên phải kể đến là những quan niệm dân gian về linh hồn. Linh hồn trong quan niệm của người Việt Nam có từ rất lâu đời. Được dân gian ghi chép lại qua ca dao, tục ngữ. Chẳng hạn như dân gian hay gọi "ba hồn bảy vía", "hồn lìa khỏi xác", "hồn xiêu phách lạc"... Hay đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng đề cập đến chuyện linh hồn trong tập truyện Kiều nổi tiếng rằng: "Thác là thể phách, còn là tinh anh". Nghĩa là cái chết chỉ ở thể xác bề ngoài, còn linh hồn thì vẫn là thứ tồn tại mãi mãi. Không chỉ vậy mà y học cổ truyền phương Đông cũng thừa nhận linh hồn chính là khí trong mỗi con người. Thầy thuốc nhân dân Bác sỹ Nguyễn Xuân Hướng, nguyên chủ tịch Hội Đông Y Việt Nam cho biết, từ xa xưa Đông y đã luôn công nhận con người gồm hai phần hồn và xác. Vì Đông y lấy thuyết âm dương và khí huyết làm chủ. Con người sống được là nhờ âm dương cân bằng và khí huyết đầy đủ. Khi người ta chết, Đông y có câu "hữu hình - hữu diệt, vô hình - bất diệt", nghĩa là những cái nhìn thấy được - hữu hình: Xương, thịt, huyết... mất đi, vô hình: khí tồn tại vĩnh cửu trong không gian. Hơn nữa, Đông y coi Tâm là chủ thần (sự sống) khi thần mất đi là chết. Thần tồn tại được nhờ khí và huyết, do đó khi người ta tắt thở tức là tâm mất, thần và khí thoát ra ngoài, sau đó kết hợp với nhau và gọi là hồn.

Linh hồn ra đời từ đâu?

Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử -  chuyên nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh. Theo Giáo sư Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn có dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.

Có lẽ vì thế ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét